Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Theo xem tuoi vo chong, căn cứ vào các loại sách như Lữ Tài Hiệp Hôn, Bác San Giao Xung, Bác Cung, Ngũ Mạng,.. để tìm hiểu số vợ chồng.
xem-tuoi-vo-chong
Xem tuổi vợ chồng: Tuổi Canh Thân (1980)
 
Tuổi: CANH THÂN
(Đại Kỵ Hiệp Hôn)
Theo phong thuy, trai tuổi Canh Thân đại kỵ cưới gái những tuổi kể dưới đây.
Gái những tuổi kể dưới đây đại kỵ có chồng trai tuổi Canh Thân.
1. Chồng tuổi Canh Thân vợ tuổi
Chồng vợ đồng một tuổi
Ở đời với nhau phạm (Biệt Ly)
2. Chồng tuổi Canh Thân vợ tuổi Quí Hợi
Chồng lớn hơn vợ 3 tuổi
Ở đời với nhau phạm (Tuyệt Mạng)
3. Chồng tuổi Canh Thân vợ tuổi Nhâm Thân
Chồng lớn hơn vợ 12 tuổi
Ở đời với nhau phạm (Biệt Ly)
4. Chồng tuổi Canh Thân vợ tuổi Ất Hợi
Chồng lớn hơn vợ 15 tuổi
Ở đời với nhau phạm (Tuyệt Mạng)
5. Chồng tuổi Canh Thân vợ tuổi Mậu Dần
Chồng lớn hơn vợ 18 tuổi
Ở đời với nhau phạm (Biệt Ly)
6. Chồng tuổi Canh Thân vợ tuổi Giáp Dần
Vợ lớn hơn chồng 6 tuổi
Ở đời với nhau phạm (Biệt Ly)
Trai tuổi này kỵ cưới vợ năm 18, 20, 26, 3,0 32, 38, 42 tuổi.
Gái tuổi này kỵ có chồng năm 18, 20, 24, 30, 32, 36, 42 tuổi.
Những năm tuổi trên đây kỵ hiệp hôn, luận việc hôn nhân không thành, còn có đôi bạn rồi mà gặp những năm nói trên thì hay sanh việc buồn và xung khắc hoặc chịu đựng cảnh xa vắng.
Tuổi này trai hay gái sanh nhằm tháng 4, tháng 10 âm lịch, trong đời sanh hay xảy việc buồn phiền bất đồng ý, đến ngày chót khó nên đôi.
Tuổi này trai hay gái khi có đôi bạn số định gặp người bạn ở hướng Mùi mới nhằm căn duyên. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm xem ngày tốt xấu để chọn ngày cưới vợ gả chồng tốt, tránh ngày xấu.
XIN LƯU Ý
Trai tuổi Canh Thân sanh tháng 4, 10, 3, 12, 1 và tháng 5 âm lịch, như sanh nhằm mấy
tháng này có số Lưu Thê hoặc đa đoan về việc vợ.
Gái tuổi Canh Thân sanh tháng 5, 8, 4 và tháng 10 âm lịch, như sanh nhằm mấy tháng này
có số Lưu Phu hoặc trái cảnh về việc chồng.
Còn sanh nhằm tháng 9 và tháng 6 âm lịch, số khắc con, khó sanh và khó nuôi.
Tuổi: CANH THÂN
(Hiệp Hôn Tốt và Ở Đặng)
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi TÂN DẬU
(Chồng lớn hơn vợ 1 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng trung bình, gặp số Tứ Đạt Đạo sự sống bình thường, cần lo có quí nhơn giúp đở, hào tài ấm no, hào con thiểu số, vật dụng trong nhà thường dùng.
Tánh người vợ tánh hiền, ít nói, hay hòa hạp với đời, bản thân có tiểu bệnh tánh tình chồng vợ hòa hạp, chung sống với nhau làm ăn mới đặng.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau đặng trung bình, không chi đáng kỵ.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi NHÂM TUẤT
(Chồng lớn hơn vợ 2 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng tốt, gặp số Tam Vinh Hiển vợ chồng buổi đầu làm ăn không đặng khá, đến sau đặng ấm no, hào tài đủ dùng, hào con thiểu phước, vật dụng trong nhà thường dùng.
Tánh người vợ tánh sáng, lanh lẹ, hay lo tính, hay giao thiệp, bản tâm ít đặng vui vẻ, tình vợ chồng hòa hạp, chung ở với nhau cần năng làm ăn nên.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau không đặng tốt, nên chung lo và kiên cố .
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi GIÁP TÝ
(Chồng lớn hơn vợ 4 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng tốt, gặp số Nhì Bần Tiện, vợ chồng buổi đầu làm ăn không đặng khá, đến sau đặng ấm no, hào tài đủ dùng, hào con thiểu phước, vật dụng trong nhà thường dùng.
Tánh người vợ tánh sáng, lanh lẹ, hay lo tính, hay giao thiệp, bản tâm ít đặng vui vẻ, t ình vợ chồng hòa hạp, chung ở với nhau cần năng làm ăn nên.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau không đặng tốt, nên chung lo và kiên cố.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi
(Chồng lớn hơn vợ 5 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng tốt, gặp số Nhứt Phú Quý, phải trải qua đôi phen thành bại rồi làm ăn mới tốt, hào tài trung bình, hào con thiểu số, vật dụng trong nhà sắp đặt có thứ tự.
Tánh người vợ hay rầy nói, trung bình hay có bệnh nhỏ, có số tạo giữ tiền tài, ở với nhau vợ chồng hòa thuận, việc làm ăn chung lo cũng đặng lập nên.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau đặng tốt, nên kiên cố cần năng thêm tốt.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi ĐINH MẸO
(Chồng lớn hơn vợ 7 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng trung bình, gặp số Tứ Đạt Đạo, cần lo việc chi đều thông suốt, ăn nói việc chi cũng dễ, hào tài tương vượng, hào con trung bình, vật dụng trong nhà sắp đặt đều đủ..
Tánh người vợ có duyên, vui vẻ, hay giao thiệp, ý lanh lẹ, có số tạo giữ tiền tài, ý tình vợ chồng hòa thuận, chung sống với nhau làm ăn mới đặng nên nhà.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau đặng trung bình, hưởng cảnh ấm no ann vui.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi MẬU THÌN
(Chồng lớn hơn vợ 8 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng tốt, gặp số Tam Vinh Hiển, có chút ít chức phận thêm tốt, cầu lo đều thuận ý, hào tài đủ dùng, hào con trung bình, vật dụng trong nhà thường dùng.
Tánh người vợ can đảm, tánh cộc, chân hay đi nhiều, tay làm có tài cũng hay hao phá tài, tánh tình chồng vợ hòa hạp, chung ở với nhau nên kiên cố làm ăn tốt.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau đặng tốt, về hào tài hay luân chuyển.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi KỶ TỴ
(Chồng lớn hơn vợ 9 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau không đặng tốt, gặp số Nhì Bần Tiện, sự sống bình thường, không đặng phát đạt, hào tài đủ dùng, hào con thiểu số, vật dụng trong nhà sắp đặt có thứ tự.
Tánh người vợ tánh hiền, thông minh và kỹ lưỡng, chân hay đi, bản thân có tiểu tật, ở với nhau vợ chồng hòa hạp, việc làm ăn chung lo cũng đặng cảnh ấm no. Ngoài ra bạn có thể xem thêm tính cách, sự nghiệp, cuộc đời, tình yêu hôn nhân,..của người tuổi tỵ tại tuoi ti.
ĐOÁN PHỤ THÊM
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi CANH NGỌ
(Chồng lớn hơn vợ 10 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn không đặng tốt, hào tài khiếm dụng, hào con thiểu số.
Tánh người vợ bôn ba, tánh cộc, chân hay đi, hay giao thiệp, hay lo tính, ý tình vợ chồng hòa thuận, chung sống nên kiên cố làm ăn mới đặng.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi TÂN MÙI
(Chồng lớn hơn vợ 11 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng tốt, hào tài tương vượng, hào con trung bình,
Tánh người vợ hay rầy nói và hay hờn mát, có số tạo giữ tiền tài ngày lớn tuổi, ở với nhau vợ chồng hòa hạp, việc làm ăn đặng nên nhà.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi QUÍ DẬU
(Chồng lớn hơn vợ 13 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng trung bình, hào tài bình thường, hào con đông đủ.
Tánh người vợ tánh sáng, có duyên, vui vẻ, có số tạo giữ tiền tài ngày lớn tuổi, tánh tình chồng vợ ít đặng hạp ý, nên thương lẫn làm ăn đặng.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi GIÁP TUẤT
(Chồng lớn hơn vợ 14 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng tốt, hào tài ấm no, hào con thiểu số.
Tánh người vợ có duyên, vui vẻ, hay giao thiệp tình bạn, lòng hay lo tính, trong mình hay có bệnh nhỏ, ý tình vợ chồng hòa hạp, ở với nhau làm ăn mới đặng.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi BÍNH TÝ
(Chồng lớn hơn vợ 16 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn không đặng tốt, hào tài đủ no qua ngày, hào con đa số.
Tánh người vợ chân hay đi, tay làm có tài cũng hay hao phá tài, tánh lạt lòng, lời nói hay thắc mắc, ở với nhau vợ chồng hòa hạp, khá cần năng mới đặng ấm no.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi ĐINH SỬU
(Chồng lớn hơn vợ 17 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng tốt, hào tài phát đạt, hào con trung bình.
Tánh người vợ có duyên, vui vẻ, lanh lẹ, hay giao thiệp, có số tạo giữ tiền tài ngày lớn tuổi, tánh tình chồng vợ hòa thuận, việc làm ăn đặng nên sự nghiệp.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi KỶ MÙI
(Vợ lớn hơn chồng 1 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau đặng tốt, gặp số Nhứt Phú Quý, vợ chồng buổi đầu làm ăn bình thường, đến sau mới khá, hào tài trung bình, hào con trung bình, vật dụng trong nhà sắp đặt đều đủ.
Tánh người vợ thông minh, hay lo tính, có duyên, vui vẻ, ăn nói việc chi cũng dễ, ý tình vợ chồng hòa thuận, chung ở với nhau đồng lo làm ăn mới đặng tốt.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau không đặng tốt, nên kiên cố ngày hậu đặng nên.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi MẬU NGỌ
(Vợ lớn hơn chồng 2 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau không đặng tốt, gặp số Nhì Bần Tiện, buổi đầu phải chịu cảnh thiếu nghèo, lâu sau dễ làm ăn, hào tài đủ dùng, hào con đa số, vật dụng trong nhà sắp đặt có thứ tự.
Tánh người vợ lanh lẹ, vui vẻ, có duyên, có số tạo giữ tiền tài, lời nói hay thắc mắc, ở với nhau vợ chồng hòa thuận, nên kiên cố cần lo làm ăn mới đặng
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau không đặng tốt, khá nhẫn nại làm ăn mới đặng.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi ĐINH TỴ
(Vợ lớn hơn chồng 3 tuổi)
Lời giải: Chồng tuổi này gặp người vợ tuổi này ở đời với nhau không đặng tốt, gặp số Nhì Bần Tiện vợ chồng làm ăn không đặng khá, sự sống bình thường, hào tài ấm no, hào con thiểu số, vật dụng trong nhà đủ dùng.
Tánh người vợ thông minh, vui vẻ, lòng hay lo tính, có số tạo giữ tiền tài ngày lớn tuổi, ý tình vợ chồng hòa hạp, chung sống với nhau kiên cố cũng lập nên.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau không đặng tốt, không chi đáng kỵ há chung lo làm ăn ngày hậu đặng nên.
ĐOÁN PHỤ THÊM
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi BÍNH THÌN
(Vợ lớn hơn chồng 4 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng tốt, hào tài đủ dùng, hào con thiểu số.
Tánh người vợ chân hay đi nhiều, tánh sáng, hay bôn ba, lo tính, trong mình có tiểu tật, ở với nhau vợ chồng hòa thuận, việc làm ăn đặng ấm no.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi ẤT MẸO
(Vợ lớn hơn chồng 5 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng trung bình, hào tài bình thường, hào con thiểu phước.
Tánh người vợ hay hòa thuận với đời , hay yêu chuộng người, bản thân hay có tiểu bệnh, ý tình vợ chồng hòa hạp, chung ở với nhau làm ăn mới đặng nên.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi QUÍ SỬU
(Vợ lớn hơn chồng 7 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn đặng tốt, hào tài tương vượng, hào con trung bình.
Tánh người vợ lòng hay lo tính, có duyên, vui vẻ, bản thân hay có tiểu bệnh, có tay tạo giữ tiền tài, tánh tình chồng vợ hòa thuận, việc làm ăn đặng nên sự nghiệp.
Chồng tuổi CANH THÂN vợ tuổi NHÂM TÝ
(Vợ lớn hơn chồng 8 tuổi)
Hai tuổi này ở với nhau làm ăn không đặng tốt, hào tài đủ dùng, hào con trung bình.
Tánh người vợ vui vẻ, có duyên, hay giao thiệp, có số tạo giữ tiền tài ngày lớn tuổi, ý tình vợ chồng hòa hạp, chung sống cần lo làm ăn mới đặng.
CHÚ THÍCH:
1- NHỨT PHÚ QUÝ: Là giàu có hay dư giả
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Nhứt Phú Quý và số mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt, lại đặng hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, đặng 3 điểm cộng lại tất nhiên sẽ tạo nên một sự nghiệp lớn lao, sống trong cảnh phù hoa hạnh phúc.
Vợ chồng ở với nhau số gặp cảnh Nhứt Phú Quý và thêm mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt, nhưng không đặng hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ tốt ở 2 điểm mà thôi, tất nhiên cũng tạo nên sự nghiệp khá giả, sống trong cảnh ấm no.
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Nhứt Phú Quý mà số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt và không đặng hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, thì chỉ có phần hơi để làm ăn mà thôi.
2- NHÌ BẦN TIỆN: Là nghèo hèn hay thiếu thốn
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Nhì Bần Tiện và số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt, lại không hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, có nhiều điểm xấu cộng lại, tất nhiên sẽ sống trong cảnh khốn khổ, vất vả không nơi nương tựa, thiếu ăn thiếu mặc.
Vợ chồng ở với nhau số gặp cảnh Nhì Bần Tiện và số mạng cá nhân của vợ chồng không đặng tốt, nhưng đặng hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ tốt đặng 1 phần mà thôi, tất nhiên sự sống cũng tạo gọi đủ no và tạo đ ặng nơi ăn chốn ở.
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Nhì Bần Tiện mà số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt và hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ tốt đặng hai phần mà thôi, tất nhiên ngày hậu cũng tạo nên nhà cửa sống trong cảnh bình đẳng ấm no.
3- TAM VINH HIỂN : Là quyền tước hay chức phận
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Tam Vinh Hiển và số mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt, lại đặng hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, có nhiều điểm tốt cộng lại, tất nhiên sẽ có quyền tước cao sang, đặng có danh giá bốn phương, nhiều người kính mến.
Vợ chồng ở với nhau số gặp cảnh Tam Vinh Hiển và số mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt, nhưng không đặng hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ tốt đặng có 2 phần mà thôi, tất nhiên đặng có danh giá chức tước tầm thường, cũng có địa vị với xã hội.
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Tam Vinh Hiển mà số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt và không đặng hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, thì chỉ đặng tốt về hiệp hôn mà thôi, tất nhiên có ảnh hưởng về danh giá hoặc có chút ít tên tuổi với hàng xóm.
4- TỨ ĐẠT ĐẠO: Là thông đàng hay dể làm ăn
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Tứ Đạt Đạo và số mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt, lại đặng hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, có nhiều điểm hạp cộng lại, tất nhiên vợ chồng sẽ tạo nên sự nghiệp khá giả, sống trong cảnh thuận lợi dễ làm ăn.
Vợ chồng ở với nhau số gặp cảnh Tứ Đạt Đạo và thêm số mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt, nhưng không đặng hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ hạp đặng hai phần mà thôi, tất nhiên cũng đặng sự ấm no và tạo nên gia đình êm ấm.
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Tứ Đạt Đạo mà số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt và không hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, thì chỉ đặng tốt về hiệp hôn mà thôi, tất nhiên cảnh vợ chồng ấy cũng tạm gọi là đủ no, nơi ăn chốn ở có phần chật vật.
5- BIỆT LY: Là lìa sống hay lìa thác
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Ngũ Biệt Ly và số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt, làm ăn không đặng hưởng phúc đức của cha mẹ đôi bên, có nhiều điểm xấu cộng lại, tất nhiên sớm khóc hận, duyên kiếp bẽ bàng, kẻ mất người còn hoặc xa nhau vĩnh viễn, mặc dầu yêu thương cho thế mấy cũng không tránh khỏi.
Vợ chồng ở với nhau số gặp cảnh Ngũ Biệt Ly và số mạng cá nhân của vợ chồng không tốt, nhưng đặng hưởng phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ tốt đặng một phần mà thôi, tất nhiên từ từ sanh điều gây cấn, trái ngang rồi xa nhau cũng không thể ở đặng.
Vợ chồng ở với nhau số gặp số Ngũ Biệt Ly nhưng số mạng cá nhân của vợ chồng đặng tốt và đặng hưởng thêm phước đức của cha mẹ đôi bên, thì cảnh vợ chồng chỉ tốt đặng hai phần mà thôi, tất nhiên cũng tạm ở đặng một thời gian kéo dài nhưng thường bị ốm đau hoặc mất sự ấm êm trong gia đạo.
“Kỵ nhẹ lìa sống với nhau
Kỵ nặng lìa thác sầu đau một mình”.
6- TUYỆT MẠNG thì cũng nguy hiểm như số BIỆT LY vậy, nghiêng về lìa thác nhiều hơn.
+ Giải về hào con:
1- HÀO CON ĐA SỐ: Là từ 7 đứa con sắp lên
2- HÀO CON ĐÔNG ĐỦ: Là từ 5 đến 6 đứa
3- HÀO CON TRUNG BÌNH: Là từ 3 đến 4 đứa
4- HÀO CON THIỂU SỐ: Là từ 1 đến 2 đứa.
5- HÀO CON RẤT ÍT: Có nghĩa là 1 đứa con hay xin con nuôi hoặc không con
Xem ngày tốt xấu thứ 4 ngày 29/7/2015. Ngày khởi công tạo tác nhiều việc tốt như: xây cất nhà, dựng cửa trổ cửa, nhập học, đi thuyền, làm thủy lợi,..
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt xấu 29/7/2015
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Bế (Xấu mọi việc trừ đắp đê, lấp hố, rãnh)
 
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Mậu Tý, Canh Tý
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
 
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Tây Nam
Tài thần: Hướng Đông
 
Sao tốt
Thiên Quý: Theo phong thuy, tốt mọi việc
Minh tinh: Tốt mọi việc
Cát Khánh: Tốt mọi việc
Lục Hợp: Tốt mọi việc
 
Sao xấu
Thiên Lại: Xấu mọi việc
Thụ tử: Xấu mọi việc (trừ săn bắn tốt
Vãng vong (Thổ kỵ): Kỵ xuất hành; cưới hỏi; cầu tài lộc; khởi công, động thổ
Nguyệt Kiến chuyển sát: Kỵ khởi công, động thổ
Thiên địa  chính chuyển: Kỵ khởi công, động thổ
Thiên địa chuyển sát: Kỵ khởi công, động thổ
Ly sàng: Kỵ cưới hỏi (xem tuoi vo chong)
 
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Sâm
Ngũ hành: Thủy
Động vật: Viên (con vượn)SÂM THỦY VIÊN: Đỗ Mậu: tốt
 
(Bình Tú) Tướng tinh con vượn, chủ trị ngày thứ 4.
 
- Nên làm: Khởi công tạo tác nhiều việc tốt như: xây cất nhà, dựng cửa trổ cửa, nhập học, đi thuyền, làm thủy lợi, tháo nước đào mương.
 
- Kiêng cữ: Cưới gả, chôn cất, đóng giường lót giường, kết bạn.
 
- Ngoại lệ: Sao Sâm gặp ngày Tuất đăng viên, cầu công danh hiển hách.
 
Sâm tinh tạo tác vượng nhân gia,
Văn tinh triều diệu, đại quang hoa,
Chỉ nhân tạo tác điền tài vượng,
Mai táng chiêu tật, táng hoàng sa.
Khai môn, phóng thủy gia quan chức,
Phòng phòng tôn tử kiến điền gia,
Hôn nhân hứa định tao hình khắc,
Nam nữ chiêu khai mộ lạc hoa.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Xem ngày tốt xấu thứ 3 ngày 28/7/2015. Ngày khởi công tạo tác việc gì cũng không tốt. Kỵ nhất là chôn cất, sửa đắp mồ mả, đóng thọ đường (đóng hòm để sẵn).
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt xấu 28/7/2015
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Khai (tốt)
 
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Quý Hợi, Tân Hợi, Tân Tị
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
 
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Tây Bắc
Tài thần: Hướng Đông Nam
 
Sao tốt
Sinh khí: Theo phong thủy, tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa; tu tạo; động thổ ban nền; trồng cây
Thiên thành: Tốt mọi việc
Phúc Sinh: Tốt mọi việc
Dịch Mã: Tốt mọi việc, nhất là xuất hành
Phúc hậu: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho
Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc
Ngọc đường: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc
Nhân Chuyên: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)
 
Sao xấu
Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo; động thổ; về nhà mới; khai trương
Nguyệt Yếm đại họa: Xấu đối với xuất hành, giá thú (xem tuổi vợ chồng)
 
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Chủy
Ngũ hành: Hỏa
Động vật: Hầu (Khỉ)CHỦY HỎA HẦU: Phó Tuấn: Xấu
 
(Hung Tú) Tướng tinh con khỉ, chủ trị ngày thứ 3.
 
- Nên làm: Không có sự việc gì hợp với Sao Chủy.
 
- Kiêng cữ: Khởi công tạo tác việc gì cũng không tốt. Kỵ nhất là chôn cất, sửa đắp mồ mả, đóng thọ đường (đóng hòm để sẵn).
 
- Ngoại lệ: Sao Chủy gặp ngày Tỵ bị đoạt khí, hung càng thêm hung.
 
Gặp ngày Dậu rất tốt, vì Sao Chủy đăng viên ở Dậu, khởi động thăng tiến. Nhưng cũng phạm Phục Đoạn Sát rất kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế sự nghiệp, chia gia tài, khởi công làm lò nhuộm lò gốm; nhưng nên xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
 
Sao Chủy gặp ngày Sửu là đắc địa. Rất hợp với ngày Đinh Sửu và Tân Sửu, tạo tác đại lợi, chôn cất phú quý song toàn.
 
Trủy tinh tạo tác hữu đồ hình,
Tam niên tất đinh chủ linh đinh,
Mai táng tốt tử đa do thử,
Thủ định Dần niên tiện sát nhân.
Tam tang bất chỉ giai do thử,
Nhất nhân dược độc nhị nhân thân.
Gia môn điền địa giai thoán bại,
Thương khố kim tiền hóa tác cần.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Xem ngày tốt xấu thứ 2 ngày 27/7/2015. Ngày khởi công tạo tác việc gì cũng tốt. Tốt nhất là chôn cất, cưới gả, trổ cửa dựng cửa, đào kênh, tháo nước, khai mương, móc giếng..
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt xấu 27/7/2015
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Thu (Thu hoạch tốt. Kỵ khởi công, xuất hành, an táng)
 
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Nhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
 
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Đông Bắc
Tài thần: Hướng Đông Nam
 
Sao tốt
Thiên đức: Tốt mọi việc
Nguyệt Đức: Tốt mọi việc
Thiên Mã (Lộc mã): Theo phong thủy, tốt cho việc xuất hành; giao dịch, mua bán, ký kết; cầu tài lộc
Phổ hộ (Hội hộ): Tốt mọi việc, cưới hỏi; xuất hành
Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc
 
Sao xấu
Thiên Cương (hay Diệt Môn): Xấu mọi việc
Địa phá: Kỵ xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ
Hoang vu: Xấu mọi việc
Bạch hổ: Kỵ an táng
Ngũ hư: Kỵ khởi tạo; cưới hỏi; an táng
Tứ thời cô quả: Kỵ cưới hỏi
 
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Tất
Ngũ hành: Thái âm
Động vật: Ô (con quạ)TẤT NGUYỆT Ô: Trần Tuấn: tốt
 
(Kiết Tú) Tướng tinh con quạ, chủ trị ngày thứ 2.
 
- Nên làm: Khởi công tạo tác việc gì cũng tốt. Tốt nhất là chôn cất, cưới gả (xem tuổi vợ chồng), trổ cửa dựng cửa, đào kênh, tháo nước, khai mương, móc giếng. Những việc khác cũng tốt như làm ruộng, nuôi tằm, khai trương, xuất hành, nhập học.
 
- Kiêng cữ: Đi thuyền
 
- Ngoại lệ: Sao tất gặp ngày Thân, Tý, Thìn đều tốt.
 
Gặp ngày Thân hiệu là Nguyệt Quải Khôn Sơn, trăng treo đầu núi Tây Nam, rất tốt . Lại thêm Sao Tất đăng viên ở ngày Thân, cưới gả và chôn cất là 2 việc rất tốt.
 
Tất tinh tạo tác chủ quang tiền,
Mãi dắc điền viên hữu lật tiền
Mai táng thử nhật thiêm quan chức,
Điền tàm đại thực lai phong niên
Khai môn phóng thủy đa cát lật,
Hợp gia nhân khẩu đắc an nhiên,
Hôn nhân nhược năng phùng thử nhật,
Sinh đắc hài nhi phúc thọ toàn.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Xem ngày tốt xấu thứ 4 ngày 22/7/2015. Ngày khởi công tạo tác việc gì cũng tốt. Tốt nhất là xây cất nhà, cưới gả, chôn cất, trổ cửa, dựng cửa, tháo nước, các vụ thuỷ lợi..
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt xấu 22/7/2015
 
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Định (tốt)
 
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Tân Tị, Đinh Tị
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
 
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Đông Bắc
Tài thần: Hướng Nam
 
Sao tốt
Thiên đức hợp: Tốt mọi việc
Nguyệt đức hợp: Tốt mọi việc, kỵ tố tụng
Nguyệt Tài: Theo phong thủy, tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương, mở kho, nhập kho; xuất hành, di chuyển; giao dịch, mua bán, ký kết
Âm Đức: Tốt mọi việc
Mãn đức tinh: Tốt mọi việc
Tam Hợp: Tốt mọi việc
Minh đường: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc
 
Sao xấu
Đại Hao (Tử Khí, Quan Phú): Xấu mọi việc
Nhân Cách: Xấu đối với giá thú, khởi tạo
Trùng Tang: Kỵ cưới hỏi (xem tuổi vợ chồng); an táng; khởi công, động thổ, xây dựng nhà cửa
Lôi công: Xấu với xây dựng nhà cửa
 
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Bích
Ngũ hành: Thủy
Động vật: DuBÍCH THỦY DU: Tang Cung: tốt
 
(Kiết Tú) Tướng tinh con rái cá, chủ trị ngày thứ 4.
 
- Nên làm: Khởi công tạo tác việc gì cũng tốt. Tốt nhất là xây cất nhà, cưới gả, chôn cất, trổ cửa, dựng cửa, tháo nước, các vụ thuỷ lợi, chặt cỏ phá đất, cắt áo thêu áo, khai trương, xuất hành, làm việc thiện ắt Thiện quả tới mau hơn.
 
- Kiêng cữ: Sao Bích toàn kiết, không có việc gì phải kiêng cữ.
 
- Ngoại lệ: Sao Bích gặp ngày Hợi, Mão, Mùi trăm việc đều kỵ, nhất là trong mùa Đông. Riêng ngày Hợi, sao Bích đăng viên nhưng phạm Phục Đoạn Sát.
 
Bích tinh tạo ác tiến trang điền
Ti tâm đại thục phúc thao thiên,
Nô tỳ tự lai, nhân khẩu tiến,
Khai môn, phóng thủy xuất anh hiền,
Mai táng chiêu tài, quan phẩm tiến,
Gia trung chủ sự lạc thao nhiên
Hôn nhân cát lợi sinh quý tử,
Tảo bá thanh danh khán tổ tiên.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Xem ngay tot xau thứ 3 ngày 21/7/2015. Ngày khởi công trăm việc đều tốt. Tốt nhất là xây cất nhà cửa, cưới gả, chôn cất, trổ cửa, tháo nước,..
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt xấu 21/7/2015
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Bình (tốt)
 
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Canh Thìn, Bính Thìn
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
 
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Đông Nam
Tài thần: Hướng Bắc
 
Sao tốt
Nguyệt giải: Tốt mọi việc
Yếu yên (thiên quý): Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi (xem tuoi vo chong)
Thanh Long: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc
 
Sao xấu
Tiểu Hao: Xấu về giao dịch, mua bán; cầu tài lộc
Nguyệt Hư (Nguyệt Sát): Xấu đối với việc giá thú, mở cửa, mở hàng
Băng tiêu ngoạ hãm: Xấu mọi việc
Hà khôi(Cẩu Giảo): Theo phong thuy, xấu mọi việc, nhất là khởi công, động thổ, xây dựng nhà cửa
Trùng phục: Kỵ giá thú; an táng
Sát chủ: Xấu mọi việc
Quỷ khốc: Xấu với tế tự; an táng
Cẩu Giảo: Xấu mọi việc, nhất là khởi công, động thổ, xây dựng nhà cửa
 
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Thất
Ngũ hành: Hỏa
Động vật: Trư (con heo)THẤT HỎA TRƯ: Cảnh Thuần: tốt
 
(Kiết Tú) Tướng tinh con heo, chủ trị ngày thứ 3.
 
- Nên làm: Khởi công trăm việc đều tốt. Tốt nhất là xây cất nhà cửa, cưới gả, chôn cất, trổ cửa, tháo nước, các việc thủy lợi, đi thuyền.
 
- Kiêng cữ: Sao Thất đại kiết không có việc gì phải kiêng cữ.
 
- Ngoại lệ: Sao Thất gặp ngày Dần, Ngọ, Tuất nói chung đều tốt, ngày Ngọ đăng viên rất hiển đạt.
 
Ba ngày Bính Dần, Nhâm Dần, Giáp Ngọ rất tốt, nên xây dựng và chôn cất, song những ngày Dần khác không tốt. Vì sao Thất gặp ngày Dần là phạm Phục Đoạn Sát.
 
Thất tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Nhi tôn đại đại cận quân hầu,
Phú quý vinh hoa thiên thượng chỉ,
Thọ như Bành tổ nhập thiên thu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Hòa hợp hôn nhân sinh quý nhi.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Môn đình hưng vượng, Phúc vô ưu!

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Xem ngay tot xau thứ 2 ngày 20/7/2015. Ngày chôn cất rất tốt, lót giường bình yên. Kiêng dựng nhà, trổ cửa, tháo nước, đào mương rạch, đi thuyền.
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt xấu 20/7/2015
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Mãn (tốt)
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Ất Mão, Quý Mão, Quý Tị, Quý Hợi, Quý Dậu
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Nam
Tài thần: Hướng Đông
Sao tốt
Thiên phú: Theo phong thuy, tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ; khai trương, mở kho, nhập kho; an táng
Thiên Quý: Tốt mọi việc
Lộc khố: Tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương; giao dịch
Tục Thế: Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi
Dân nhật, thời đức: Tốt mọi việc
Sao xấu
Thổ ôn (Thiên cẩu): Kỵ xây dựng nhà cửa; đào ao, đào giếng; tế tự
Hỏa tai: Xấu đối với xây dựng nhà cửa; đổ mái; sửa sang nhà cửa
Phi Ma sát (Tai sát): Kỵ giá thú nhập trạch
Câu Trận: Kỵ an táng
Quả tú: Xấu với cưới hỏi (xem tuoi vo chong)
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Nguy
Ngũ hành: Thái âm
Động vật: Yến (chim én)NGUY NGUYỆT YẾN: Kiên Đàm: xấu
(Bình Tú) Tướng tinh con chim én, chủ trị ngày thứ 2.
- Nên làm: Chôn cất rất tốt, lót giường bình yên.
- Kiêng cữ: Dựng nhà, trổ cửa, tháo nước, đào mương rạch, đi thuyền.
- Ngoại lệ: Sao Nguy vào ngày Tỵ, Dậu, Sửu trăm việc đều tốt, ngày Dậu là tốt nhất. Ngày Sửu sao Nguy đăng viên: tạo tác sự việc được quý hiển.
Nguy tinh bất khả tạo cao đường,
Tự điếu, tao hình kiến huyết quang
Tam tuế hài nhi tao thủy ách,
Hậu sinh xuất ngoại bất hoàn lương.
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Chu niên bách nhật ngọa cao sàng,
Khai môn, phóng thủy tạo hình trượng,
Tam niên ngũ tái diệc bi thương.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Khi dat ten cho con theo phong thủy 2015: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp… ý nghĩa của tên rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả sự nghiệp, công danh, cuộc đời của một con người. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên cho con.
dat-ten-cho-con
Đặt tên cho con ý nghĩa phát tài theo phong thủy năm 2015
Dưới đây là gợi ý cách đặt tên cho con theo phong thủy 2015:
Năm Ất Mùi 2015 là năm con DÊ, Bản Mệnh: Sa Trung Kim.
Theo ten mien inet, tuổi mùi tam hội với Tỵ và Ngọ, tam hợp với Mão và Hợi. Do đó, tuổi Mùi nên có các chữ này. Vì vậy, những tên chứa các chữ Hợi, Mão rất hợp cho người tuổi Mùi. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Mùi, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan, Gia, Hào, Giá, Khanh, Ấn, Nguyệt, Bằng, Mã, Tuấn, Nam, Hứa, Bính, Đinh, Tiến, Quá, Đạt, Tuần, Vận, Tuyển, Bang, Đô, Diên…… Nếu tên của người tuổi Mùi có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, theo Blog Phong Thủy thì các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa… Hoặc những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Mùi. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…Ngoài ra có thể lựa chọn các tên như: Gia, Hào, Giá, Khanh, Ấn, Nguyệt, Bằng, Mã, Tuấn, Nam, Hứa, Bính, Đinh, Tiến, Quá, Đạt, Tuần, Vận, Tuyển, Bang, Đô, Diên…
Dê là loài động vật ăn cỏ và thích ăn những loại ngũ cốc như Mễ, Mạch, Hòa, Đậu, Tắc, Thúc. Vì vậy, những chữ thuộc các bộ đó như: Túc, Tinh, Túy, Tú, Thu, Khoa, Đạo, Tích, Tô, Bỉnh, Chi, Phương, Hoa, Đài, Nhược, Thảo, Hà, Lan, Diệp, Nghệ, Liên… rất thích hợp với người cầm tinh con dê. Phần lớn người tuổi Mùi mang những tên đó là người tài hoa, nhanh trí, ôn hòa, hiền thục, biết giữ mình và giúp người.
Dê thích nghỉ ngơi dưới gốc cây hoặc trong hang động nên những tên thuộc bộ Mộc hoặc mang các chữ Khẩu, Miên, Môn có tác dụng trợ giúp cho người tuổi Mùi được an nhàn hưởng phúc, danh lợi song toàn. Những tên như: Bản, Tài, Thôn, Kiệt, Tùng, Vinh, Thụ, Quyền, Lâm, Liễu, Đồng, Chu, Hòa, Đường, Thương, Hồi, Viên, Dung, Tống, Gia, Phú, Khoan, An, Hoành, Nghi, Định, Khai, Quan, Mẫn, Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…… sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó.
Dê thường chạy nhảy và có thói quen quỳ chân để bú sữa mẹ nên những tên thuộc bộ Túc, bộ Kỷ sẽ giúp người tuổi Mùi sống thuận theo tự nhiên và luân thường, được vinh hoa phú quý. Để gửi gắm ước nguyện đó, bạn có thể chọn một trong những tên như: Bạt, Khiêu, Dũng, Ất, Nguyên, Tiên, Khắc, Miễn, Lượng…
Ngoài cách đặt tên cho con tuổi Mùi, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ
Bản Mệnh
Năm ẤT MÙI, Sa Trung Kim Mệnh Kim, Những tên thuộc mệnh Thổ rất hợp, vì Thổ sinh Kim ví dụ như ” Cát, Sơn, Ngọc, Bảo, Bích, Anh…”
Tứ Trụ
Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt. Ví dụ năm 2015 là năm Kim, Đặt tên em bé mệnh Thổ, Đệm Mệnh Hỏa…Ví dụ: “Đệm mệnh Hỏa” Sinh “Tên Mệnh Thổ ” hợp Năm Kim. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm xem tuoi sinh con để sinh con được khỏe mạnh và hợp tuổi với bố mẹ
TÊN KIÊNG KỴ:
Đặc biệt khi đặt tên cho con theo phong thuỷ 2015 bạn cũng nên xem để tránh các tên kiêng kỵ, không tốt
Khi đặt tên cho người tuổi Mùi, bạn nên tránh các chữ thuộc bộ Tý, Sửu, Khuyển vì Mùi tương xung với Sửu, tương hại với Tý, không hợp với Tuất. Do đó, bạn cần tránh các tên như: Mâu, Mục, Khiên, Long, Sinh, Khổng, Tự, Tồn, Hiếu, Mạnh, Tôn, Học, Lý, Hài, Du, Hưởng, Tuất, Thành, Quốc, Tịch, Do, Hiến, Hoạch…
Dê là động vật ăn cỏ, không ăn thịt và không thích uống nước. Do vậy, những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục, Thủy như: Đông, Băng, Trị, Chuẩn, Tuấn, Vĩnh, Cầu, Tân, Hải, Hàm, Hán, Hà, Nguyên, Tất, Nhẫn, Chí, Niệm, Tính, Trung, Hằng, Tình, Tưởng, Hào, Tư, Hồ, Năng… không thích hợp với người tuổi Mùi.
Theo văn hóa truyền thống, dê là một trong ba loài thường được dùng làm vật hiến tế khi đã đủ lớn. Trước khi hành lễ, dê thường được làm đẹp bằng những sắc phục rực rỡ. Để tránh điều đó, bạn không nên dùng những chữ thuộc bộ Đại, Quân, Vương, Đế, Trưởng, Thị, Cân, Sam, Y, Mịch để đặt tên cho người tuổi Mùi.
Những tên cần tránh gồm: Thiên, Thái, Phu, Di, Giáp, Hoán, Dịch, Châu, Cầu, San, Hiện, Lang, Sâm, Cầm, Kì, Chi, Chúc, Tường, Phúc, Lễ, Hi, Lộc, Thị, Đế, Tịch, Sư, Thường, Bạch, Đồng, Hình, Ngạn, Chương, Ảnh, Viên, Bùi, Biểu, Hệ, Tư, Thống, Tông…

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Kẻ hậu học khi xem kinh phat, nên có tâm thái sau: ba nghiệp tâm, khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng trong thì phước huệ tròn đầy.
kinh-phat
Chú giải Chú Đại Bi (P3)
1. Nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước đức Phật. Đó là thân nghiệp được thanh tịnh.
2. Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa. Đó là khẩu nghiệp được thanh tịnh.
3. ý không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên. Đó là thanh tịnh ý nghiệp.
Theo tin the gioi moi nhat, khi tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ. Nếu hành giả muốn dễ thành tựu, phải gieo trồng Đại nguyện. Khi tâm, pháp đều quên, thì mình cùng pháp giới chúng sinh đều chung lợi lạc. Có được như thế mới mong báo đáp ân sâu của Chư Phật.
 
37. Thất na thất na
Câu chú này được dịch là “Đại trí tuệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.
Đại trí huệ là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí tuệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.
Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.
Những người có trí tuệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí tuệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.
Nhưng quý vị không thể nào biết rõ việc làm nào hư ngụy nên cứ mãi khăng khăng tạo nghiệp ác. Quý vị kôhng thể nào biết được rõ ràng thế nào là phạm giới, nên cứ thế mà làm, ráng hết sức để làm cho được, cứ muốn nhìn cho được dù thực sự đó là những thứ chướng ngại. Những hành vi như thế là sự ngu muội tột cùng, biểu lộ hoàn toàn sự non yếu trí tuệ.
Ồ! Không – Quý vị có thể phản đối – Tôi là người có trí tuệ, tôi chỉ sai lầm trong nhất thời thôi!
Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí tuệ rồi. Người có đại trí tuệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:
Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.
Nghĩa là:
“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”.
Khiến con chẳng cần trải qua a tăng kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.
Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.
Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế? Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có. Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước. Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy? Chỉ vì không có trí tuệ. Nếu quý vị có trí tuệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa. Như trong câu thơ:
Thanh phong đồ lai
Thủy ba bất hưng
Nghĩa là:
“Gió trong lành thổi đến,
Biển không còn sóng xao”.
Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí tuệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực. Đó là lúc:
“Nhất trần bất nhiễm
Vạn lự giai không”
Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí tuệ.
Người có trí tuệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí tuệu thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí tuệ là vô cùng quan trọng.
Ngu muội là gì? Vô minh chính là ngu muội. Ngu muội cũng chỉ là từ vô minh mà ra. Khi vô minh sinh khởi, con người hoàn toàn bị mất sáng suốt. Quý vị hãy hỏi một người vừa mới làm một việc sai lầm xong thì rõ:
–         Tại sao anh lại làm việc đó?
Họ sẽ trả lời:
–         Tôi không rõ nữa …
Đó chính là do ngu muội, do sự thiếu sáng suốt, thiếu trí tuệ. Nhưng dù họ hành động mê lầm do vô minh, nhưng họ lại không chịu từ bỏ vô minh. Họ lại khăng khăng:
–         Tôi biết chứ. Tôi biết nó sai mà! Thật là quái lạ. Con người mê muội chỉ do vì không có trí tuệ, không đạt được Đại viên cảnh trí, vì họ không chịu công phu hành trì Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đó là khi:
Phùng quỷ sát quỷ
Phùng Phật sát Phật
Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí tuệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm.
Quý vị có thể nói: “Gươm trí tuệ rất nặng, không, không dễ gì cầm kiếm ấy được”! Đó là vì quý vị chưa từng cầm nó. Thực ra, sử dụng kiếm này chẳng cần sử dụng chút sức lực nào cả. Nếu quý vị chưa từng cầm nó lên thì thấy nó quá nặng. Nếu quý vị đã cầm lên rồi, thì thấy nó nhẹ. Nếu quý vị không chịu cầm lên, thì nhẹ biến thành nặng. Nếu quý vị chịu cầm lên, thì nặng biến thành nhẹ. Sao vậy? Vì quý vị đã cầm lên rồi!
Nếu quý vị nói: “Tôi biết rằng gươm trí tuệ rất quan trọng, nhưng quá nặng. Tôi không thể nhấc lên nổi”. Và quý vị không sờ tới gươm. Thế nên gươm trí tuệ càng nặng thật. Nhưng một khi quý vị đã sờ vào kiếm, đã vung gươm lên rồi thì mọi sự hiểu biết đều bén nhọn như lưỡi gươm, chẳng còn một chút rắc rối nào nữa cả. Thế nên tôi thường nói với quý vị rằng:
“Mọi việc đều tốt đẹp cả”. Chính là phát xuất từ đạo lý này. Nếu quý vị gặp nhiều việc rắc rối, là vì quý vị không có thanh gươm trí tuệ. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí tuệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Màu nhiệm là ở điểm này.
Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.
Cái gì là thế giới ý báo? Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo. Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí tuệ. Điều này được ví như tấm gương:
Vật lai tắc ánh
Vật khứ tắc không.
Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.
Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.
Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”.
Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí tuệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.
Người có trí tuệ đều biết rằng mọi hiện tượng đều lưu xuất từ tự tâm của mình. Nếu quý vị hiểu được điều này thì mình sẽ không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Sao vậy? Vì mọi sự việc đều lưu xuất từ tâm mình, nên những thứ vui buồn giận ghét đều là sở hữu của chính mình. Dù nó tốt hay xấu, cũng chẳng có vấn đề gì cả.
Mặc dù nói về cảnh giới ấy thì rất dễ, nhưng tiếp xúc với cảnh giới ấy không phải dễ dàng gì, cần phải có công phu mới tiếp xúc được với cảnh giới ấy. Những người không có công phu sẽ nói:
“Đối với tôi, chẳng có vấn đề gì rắc rối cả”.
Bên ngoài thì như thế, nhưng vấn đề rắc rối đang phát sinh và chống đối với nhau ở bên trong. Những người có trí tuệ chân chính thì rất hiếm.
Quý vị cũng nên phân biệt rõ trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thến gian. Trí tuệ thế gian còn gọi là Thế trí biện thông, là có thể nhào nặn ngay ra một đạo lý khi nào cần đến. Nơi nào không có đạo lý, họ có thể tạo dựng ra, khiến mọi người nghe rất hợp lý. Những kẻ mê muội nghe họ nói liền nghĩ rằng:
“Ồ! Họ đề cập đến những đạo lý rất đúng”. Thực ra, nếu quý vị có được trí tuệ chân chính, quý vị sẽ không bị đắm chìm trong mớ lý luận ngu muội của họ. Người ta thường nói: “Trong dương có âm”.
Cũng vậy, trong trí tuệ cũng có sự ngu muội – sự ngu muội một cách trí tuệ. Mặt khác, trong âm có dương. Bên trong sự ngu muội ẩn chứa một trí tuệ. Chẳng hạn như quý vị có thể thấy một người chẳng nói năng gì cả, dường như là kẻ quê mùa dốt nát, nhưng anh ta làm những việc chân chính. Anh ta có thể hiện thân một kẻ hồ đồ mê muội, nhưng luôn luôn ứng xử khế hợp với đạo lý. Có rất nhiều người như vậy.
Khi quan sát người khác, quý vị sẽ tự chiêm nghiệm ra chính tự thân mình có được trí tuệ sáng suốt hay không. Nếu quý vị có trí tuệ chân chính, thì quý vị không bị người klhác sai sử, dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Còn nếu quý vị không có trí tuệ, quý vị sẽ bị người khác xui khiến làm điều xằng bậy.
Trí tuệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí tuệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí tuệ. Trong vô minh có trí tuệ và chính trong trí tuệ có bóng dáng của vô minh. Sao lại như thế? Vì trí tuệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí tuệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí tuệ lên thì đó chính là trí tuệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí tuệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.
Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí tuệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí tuệ. Đó là hai khía cạnh của chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.
Có người lại nói: “Nay tôi đã hiểu rồi. Vô minh và trí tuệ chính là bàn tay của tôi”. Lại sai lầm nữa! Bàn tay chỉ là ví dụ. Đừng nên cho rằng trí tuệ và vô minh chính là bàn tay. Cũng giống như ví dụ ngón tay và mặt trăng (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đức Phật lấy  ví dụ dùng ngón tay để chỉ cho người thấy mặt trăng. Đừng nhầm lẫn ngón tay chính là mặt trăng.
Thất na thất na là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện. Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.
Thật chứ? Làm sao quý vị có thể độ chúng sanh được. Khi suốt ngày quý vị cứ tìm mọi cách để được ăn ngon, mặc đẹp, ở nơi xa hoa tráng lệ. Việc cứu độ chúng sanh trước hết là độ chúng sanh nơi cái miệng chuyên nói lời vọng ngôn của quý vị, độ cái bụng ham ăn, độ cái thân ham thích sung sướng của chính mình trước đã. Cho nên quý vị phải thẳng thắn và minh bạch trong khi phát nguyện. Hiện tại mình phát nguyện gì? Tương lai sẽ ra sao? Như ở trong quá khứ, chúng ta có thể quên lãng những gì đã từng ứng dụng tu hành. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ thực hành điều gì? Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao. Nếu quý vị đặt tất cả nguyện lực của mình vào một lỗ chân lông, thì quý vị có thể phát một thệ nguyện lớn ngay từ trong lỗ chân lông.
Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.
Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo? Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:
…“Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề”.
Nghĩa là:
“Chúng sanh độ hết
Mới chứng Bồ đề
Địa ngục nếu còn
Con chưa thành Phật”.
Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.
38. A ra sam Phật ra xá lợi
A ra sam dịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển cỗ xe đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa. Giáo nghĩa này thậm thâm vi diệu, không ai có thể diễn nói tường tận được, nhưng hiện nay quý vị đang được nghe giảng từng chi tiết rõ ràng.
Đó là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng thượng hóa Phật ấn thủ nhãn ấn pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi được sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.
Có rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.
Có thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như thế là một sai lầm.
Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm.
A ra sam là Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều phải tu hành.
Quý vị lại hỏi: “Bồ tát nào?”
Đây chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát. Bất luận người nào không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.
Phật ra xá lợi dịch là “giác thân tử”. Đây là Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp, là pháp môn của chư vị Bồ tát tu tập. Khi Bồ tát tu tập thủ nhãn này thành tựu, thì chư Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương.
39. Phạt sa phạt sâm
Phạt sa, phạt sâm dịch là “Hoan ngữ hoan tiếu”. Có nghĩa là rất hoan hỷ khi giảng nói. Còn dịch nghĩa là “Đại trượng phu” và “Vô thượng sĩ”.
Đây là Bảo cung thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu ấn pháp này, nếu là người tại gia thì có thể được làm quan cận thần, người xuất gia có thể chứng được quả vị A la hán.
40. Phật ra xá da
Ở câu trên, Phật ra xá lợi“Xá lợi”dịch nghĩa là “Giác thân tử”. Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như một tượng vương cao quý.
Phật ra xá da là nói về bổn thể của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là bổn sư của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì Bồ tát Quán Thế Âm tỏ lòng tôn kính đức bổn sư của mình nên Bồ tát đã đảnh lễ đức Phật A Di Đà trong khi tuyên thuyết chú Đại Bi. Nên đức Phật A Di Đà phóng hào quang để tiếp độ cho người trì chú này.
Phật ra xá da là Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.
41. Hô lô hô lô ma ra
Hô lô hô lô ma ra. Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là “Tác pháp mạc ly ngã”.
Đây là Kim trọc ngọc hoàn  thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.
Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.
Hành trì “Kim trọc ngọc hoàn ấn pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.
42. Hô lô hô lô hê rị
Hô lô hô lô. Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chúHô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.
Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.
Các vị xuất gia khi gặp người bệnh, trì chú này vào trong ly nước, cho người bệnh uống thì có thể được khỏi bệnh. Nếu bệnh không lành, thì phải quán sát lại toàn bộ nhân duyên. Nếu gặp duyên lành, khi quý vị uống nước có trì chú Đại Bi thì liền được lành bệnh, là do đã đặt hết niềm tin vào Bồ tát Quá Thế Âm. Nếu không được lành bệnh, có thể là do quý vị thiếu lòng tin nơi Bồ tát.
Sự thực là như vậy, nay tôi sẽ truyền pháp này cho quý vị luôn. Để cho ly nước có trì chú Đại Bi, có được năng lực như vậy, quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú này, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị năm lần rồi dùng tay kiết ấn ba lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn.
Nói chung có vô lượng nhân duyên để tạo thành pháp duyên cơ bản này. Nếu người bệnh đã có công phu hành trì và phát tâm chí thành, khi uống nước có trì chú vào là liền khỏi bệnh. Còn nếu quý vị có tu tập nhưng thiếu lòng chí thành, thiếu sự tin tưởng vào chú Đại Bi thì dù uống nước đã trì chú cũng chẳng ích lợi gì. Còn nếu quý vị có tâm chí thành và dù không tu tập đi nữa, thì khi uống nước đã trì chú cũng có được sự lợi ích. Những người vốn đã tạo nghiệp chướng sâu dày, nếu được uống nước đã trì chú vào thì không đủ tạo nên nặng lực để chuyển hóa bệnh của họ. Còn nếu người có nghiệp nhẹ khi uống nước đã trì chú vào thì có thể phát sinh năng lực to lớn. Đó là năng lực do thường xuyên trì niệm chú Đại Bi, đã tạo ra một năng lực cảm ứng đạo giao. Chính năng lực này đã chữa lành bệnh.
Thế nên bất luận trường hợp nào, có trùng trùng duyên khởi quyết định sự thành công. Đừng nghĩ rằng: “Tôi đã hành trì Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, tôi đã trì chú Đại Bi vào trong nước, tại sao chẳng có chút nào hiệu nghiệm?”
Đó chẳng phải là nước trì chú Đại Bi không có hiệu nghiệm. Chỉ vì công phu của quý vị chưa được đắc lực, nên hiệu quả không được bao nhiêu.
Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.
Dùng nước Đại Bi để chữa bệnh cho người là một pháp môn thực hành Bồ tát đạo. Nhưng quý vị muốn tu pháp này trước hết phải thực hành mọi hạnh nguyện của hàng Bồ tát. Phải luôn luôn giữ tâm niệm “vô ngã”, “vô nhân”. Nghĩa là trong tâm không còn bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Quý vị đừng nghĩ rằng: “Tôi chữa lành bệnh của chúng sanh được, khi tôi trì chú Đại Bi, tôi tạo ra được sự cảm ứng vô cùng lớn lao”.
Nếu quý vị khởi niệm như thế, nghĩa là quý vị đã khởi dậy ngã chấp. Với ngã chấp ấy, liền bị rơi vào ma chướng, dù quý vị không có tâm niệm ngã chấp nhưng rất dễ bị gặp ma chướng khi tu tập pháp môn này. Bệnh nào cũng do nghiệp chướng hoặc ma chướng. Nếu bệnh vì nghiệp, thì chẳng có vấn đề gì khi quý vị chữa trị cho họ. Còn nếu bệnh do ma chướng, khi quý vị chữa trị cho họ có nghĩa là quý vị tuyên chiến với ma vương, nó có thể hãm hại quý vị. Nếu đạo lực của quý vị chưa đầy đủ, quý vị có thể bị thu phục vào cảnh giới của ma. Còn nếu quý vị có được đạo lực và tạo được đôi chút ảnh hưởng với chúng, thì chúng sẽ liên tục tìm mọi cách để đánh bại quý vị.
Tôi vốn thích chữa bệnh cho mọi người nên khi có ai bị bệnh, tôi tìm mọi cách để chữa cho họ. Nhưng sau đó, tôi phải đối đầu với ma chướng rất trầm trọng. Ở Mãn Châu, có một loài thủy quái muốn dìm chết tôi, nhưng nó thất bại. Tuy vậy, có 50 – 60 người bị chết và hơn 800 căn nhà bị thủy quái này phá hủy. Sau đó, trên đường đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, loài thủy quái đó lại tìm cách lật thuyền của tôi, chỉ chút xíu nữa là tôi biến thành thức ăn của cá. Từ đó mỗi khi đi hoằng hóa đây đó, tôi thường ít khi chữa bệnh.
Thế nên chữa bệnh là cách tốt nhất để kết duyên, nhưng đó cũng rất dễ kết oán với quyến thuộc nhà ma. Nó có điểm tốt và cũng có điểm không hay. Nếu quý vị làm việc đó mà tâm niệm không vướng mắc vào bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì quý vị có thể xoay chuyển mọi tình huống. Còn nếu quý vị không tự chuyển hóa mọi tâm niệm của chính mình khỏi bốn tướng trên thì rất dễ rơi vào ma chướng. Cho nên, kết duyên với chúng sanh qua việc chữa bệnh cho họ là một vấn đề đòi hỏi năng lực tu tập rất cao.
43. Ta ra ta ra
Quý vị nghe âm vang của câu chú này rất hùng, phải không? Ta ra Ta ra dịch là “Kiên cố lực”, là thần lực rất mạnh mẽ, không một thứ gì có thể lay chuyển được.
Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo.
Đây là Kim cang xử thủ nhãn ấn pháp. Công năng của ấn pháp này là hàng phục tất cả các loại ma oán.
44.  Tất lỵ tất lỵ
Tất lỵ  Tất lỵ có ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.
Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như chùy Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.
Tất lỵ tất lỵ là Hợp chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân ph1t tâm kính ngưỡng. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.
45. Tô rô tô rô
Tô rô tô rô. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.
Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.
46. Bồ đề dạ – Bồ đề dạ
Bồ đề dạ. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.
Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?
Nên khi đã có duyên ngặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!
Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.
Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:
“Vong thấ Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.
Nghĩa là: “Bỏ quên tâm Bồ đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việc ma vậy”.
Về bất thối, có ba dạng:
– Thứ nhất là vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán tồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.
– Thứ hai là niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.
Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.
Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.
– Thứ ba là hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.
Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.
Khi quý vị hành trì Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì!
47.  Bồ đà dạ – Bồ đà dạ
Câu chú này với câu trước giống nhau, chỉ khác âm giữa Bồ đà dạ. Hán dịch là “trí giả” và “tác giả”.
–         Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.
–         Giác là sự tỉnh thức.
Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.
Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp. Chữ hóa Phật trong Dảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.
Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).
Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.
Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: “À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi”. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.
Trong chương cuối của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trìh bày rất nhiều cảnh giới, tất cả đều là cảm ứng xuất phát từ nỗ lực dụng công tu hành. Nhưng nếu hành giả nghĩ rằng mình đã chứng được cảnh giới vi diệu, thì hành giả trở nên bị chấp trước và liền lạc vào tà ma ngoại đạo, liền bị ma chướng. Do vậy, khi tu tập pháp này, quý vị phải tự an trú trong trạng thái “như như bất động”. Cho dù có gặp cảnh giới tốt hoặc xấu, cũng giữ tâm không dao động. Khi tâm không dao động, là quý vị có được định lực, trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ chân chính, quý vị sẽ trở thành “trí giả” và “tác giả”.
48.  Di đế rị dạ
Di đế rị dạ. Hán dịch là “ chánh lượng”. Cũng dịch là “đại lượng”; nghĩa là số lượng rất nhiều, không đếm được. Còn dịch là “đại từ bi tâm” nghĩa là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi này bảo hộ che chở cho tất cả mọi loài chúng sanh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sanh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương.
Đây là Tích thượng thủ nhãn ấn pháp. Trên đầu tích trượng có chín vòng tròn bằnh đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.
49.  Na ra cẩn trì
Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh hiền, họ là thượng thủ, là bậc khó tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh, khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.
Đây là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.
50.  Địa lỵ sắt ni na
Địa lỵ sắt ni na. Hán dịch là “Kiên lợi”. Còn có nghĩa là “Kiếm”. Đây là Bảo kiếm thủ nhãn ấn pháp. Trước đây khi giảng về bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, tôi có nói rằng ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ly, mỵ, võng lượng. Khi quý vị utu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này.

iNET | Lich Van Su

Xem Boi

Popular Posts

Liên kết