Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Theo dat ten cho con gai, đặt tên cho con yêu là một hạnh phúc lớn nhưng đó cũng là trọng trách không hề dễ của người làm cha mẹ vì cái tên sẽ đi với em bé suốt cuộc đời. Chính bởi thế mà nhiều cha mẹ không tự tin quyết định tên cho bé mà phải nhờ đến ông bà nội ngoại, thậm chí là thầy bói...
dat-ten-cho-con
Để tìm cho con một cái tên hay và ý nghĩa, hãy cùng xem ngay tot trả lời các câu hỏi dưới đây trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé:
- Bạn thích cái tên nào?
Có lẽ điều quan trọng đầu tiên khi đặt tên cho con là cảm xúc “thích” của cha mẹ đối với cái tên đó. Chắc chắn khi nghe câu hỏi này các mẹ cũng đang hình dung ra trong đầu một hay một vài cái tên mà mình dự định sẽ chọn cho con. Hãy chia sẻ với chồng để biết thêm những cái tên mà chồng cũng đang nghĩ đến.
- Đặt tên con giống tên của người nổi tiếng?
Đây cũng là một gợi ý để cha mẹ có thể dễ dàng chọn tên cho con. Nếu mẹ muốn con gái cũng xinh đẹp và thành đạt thì có thể đặt tên con là “Thúy Hạnh”. Nếu bố thích con trai giỏi giang và thành tài, bố có thể nghĩ đến cái tên “Bảo Châu”. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm xem tuoi sinh con để sinh con được mạnh khỏe và hợp tuổi với bố mẹ.
- Đặt tên phải có ý nghĩa?
Cha mẹ cũng không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc tìm một cái tên có ý nghĩa cho con. Nó có thể là mong muốn mãnh liệt nhất của cha mẹ về tính cách hay tương lai của con mai này, ví dụ: tên Nguyệt Cát có nghĩa “Hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy”; tên Yến Oanh – “Hồn nhiên như con chim nhỏ, líu lo suốt ngày”.
Tên con cũng có thể gắn với những kỷ niệm đáng nhớ của cha mẹ, ví dụ: tên con là Thu Giang để nhắc về ngày đầu tiên cha mẹ gặp nhau đó là bên dòng sông thơ mộng vào một chiều thu đẹp trời.
- Tên có bị trùng?
Người Việt Nam khá coi trọng việc con cháu ở dưới thì không được đặt trùng tên với các bậc bề trên. Nếu gia đình bạn vẫn còn nặng nề chuyện này thì bạn cần kiểm tra lại cái tên mà bạn đang định chọn có trùng với tên của một thành viên trong dòng họ hai bên nội ngoại không. Ngoài ra, nếu bạn không thích đặt tên cho em bé của mình sau một người nào đó, có thể là hàng xóm hoặc người bạn thân thì bạn cũng có thể bỏ qua các cái tên đã được đặt.
- Nghe theo ý kiến của ông bà?
Có nhiều trường hợp, ông bà muốn giành phần đặt tên cho cháu. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì ông bà cũng rất yêu cháu và muốn quyết định thay cho con cái mình một việc quan trọng. Việc bạn cần làm đó là lắng nghe và tham khảo ý kiến của ông bà nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng vẫn chính là bạn.
- Tên có hợp với họ?
Đây cũng là một điểm mà các mẹ không nên bỏ qua khi đặt tên cho con. Bạn nhớ thử ghép tên gọi của con với họ xem có hợp không nhé.
- Chọn tên “quen thuộc” hay tên “lạ”?
Dù là tên “quen thuộc” hay tên “lạ” thì đều có cả ưu và nhược điểm. Tên “quen thuộc” thì không bao giờ sợ lỗi mốt và cái tên của trẻ sẽ không trở thành điều gây ngạc nhiên mỗi lần giới thiệu tên. Nhưng tên “quen thuộc” thì dễ bị trùng và đi đâu cũng gặp. Ngược lại với các đặc điểm của tên “quen thuộc” là tên “lạ”. Với các điểm trên thì việc chọn tên như thế nào thì sẽ phụ thuộc vào sự mong muốn của chính bạn.
- Liệu mai sau con có thích cái tên của mình không?
Cha mẹ là người chọn tên cho con, nhưng con mới là người sống với nó cả đời. Hãy đặt mình vào vị trí của con để nghĩ xem mai này bé có thích tên của mình không nhé.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Theo dat ten cho con gai, tư vấn đặt tên cho con theo người nổi tiếng. Danh sách tên những người nổi tiếng Việt Nam sẽ giúp các bậc cha mẹ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đặt tên con.
dat-ten-cho-con
Tư vấn đặt tên cho con theo người nổi tiếng
Khi đặt tên cho con theo những người nổi tiếng, ngoài lòng mến mộ với tài năng của họ, ba mẹ còn mong con sẽ xinh đẹp giỏi giang, và có cuộc sống thành công sau này. Thử tham khảo một số tên những người nổi tiếng Việt Nam với gợi ý của phong thuy nha o nhé!
Tên vần A
Hoài An (Nhạc sĩ)
Bảo Anh (Ca sĩ), Hà Anh (Người mẫu), Phương Anh (Ca sĩ), Tinh Anh (Ca sĩ), Lâm Anh (Nghệ sĩ), Hoài Anh (Nhạc sĩ), Phan Anh (MC), Tuấn Anh (Ca sĩ), Kim Anh (Ca sĩ), Quỳnh Anh (Ca sĩ), Tùng Anh (Ca sĩ), Minh Anh (Ca sĩ)
Hồng Ánh (Diễn viên), Nguyệt Ánh (Diễn viên), Ngọc Ánh (Diễn viên), Nhật Ánh (Nhà văn)
Kiều Ân (Diễn viên), Lữ Ân (Nhà văn trẻ)
>>> Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm xem tuoi sinh con để sinh con được thông minh, khỏe mạnh và hợp tuổi với bố mẹ.
Tên vần B
Hoàng Bách (Ca sĩ)
Thanh Bạch (MC)
Quốc Bảo (Nhạc sĩ)
Xuân Bắc (Diễn viên)
Quốc Bình (Diễn viên), Thăng Bình (Ca sĩ), Quý Bình (Diễn viên), Quang Bình (Đạo diễn)
Băng Băng (Diễn viên), Hải Băng (Ca sĩ)
Tên vần C
Sơn Ca (Ca sĩ)
Văn Cao (Nhạc sĩ)
Hữu Cảnh (Danh tướng)
Bảo Chấn (Nhạc sĩ)
Băng Châu (Người mẫu), Hữu Châu (Diễn viên)
Mỹ Chi (Ca sĩ), Linh Chi (Người mẫu), Thùy Chi (Ca sĩ)
Kiều Chinh (Diễn viên)
Văn Chung (Nhạc sĩ), Bảo Chung (Nghệ sĩ)
Bằng Cường (Ca sĩ), Nam Cường (Ca sĩ)
Tên vần D Đ
Thùy Dung (Ca sĩ), Vân Dung (Nghệ sĩ)
Trung Dũng (Ca sĩ), Quang Dũng (Ca sĩ), Việt Dũng (Diễn viên)
Hạo Dân (Diễn viên)
Quỳnh Dao (Nhà thơ)
Tùng Dương (Ca sĩ)
Ngọc Diệp (Người mẫu, diễn viên)
Trúc Diễm (Người mẫu)
Tiến Đạt (Ca sĩ)
Huỳnh Đông (Diễn viên)
Tuấn Du (Ca sĩ)
Phạm Duy (Nhạc sĩ), Thanh Duy (Ca sĩ)
Mỹ Duyên (Diễn viên)
Tên vần G
Hương Giang (Ca sĩ), Trà Giang (Nghệ sĩ)
Quỳnh Giao (Văn sĩ)
Ngọc Giàu (Nghệ sĩ)
Nguyên Giáp (Danh tướng)
Tên vần H
Hoàng Hà (Nhạc sĩ), Ngọc Hà (Ca sĩ), Thu Hà (Ca sĩ), Thanh Hà (Diễn viên), Thái Hà (Người mẫu), Quang Hà (Ca sĩ)
Nhật Hạ (Ca sĩ)
Hoàng Hải (Ca sĩ), Mạnh Hải (Diễn viên), Quang Hải (Đạo diễn)
Ngọc Hân (Tên công chúa)
Thúy Hạnh (Người mẫu), Minh Hạnh (Nhà thiết kế)
Thanh Hằng (Người mẫu, diễn viên), Minh Hằng (Diễn viên), Thu Hằng (Người mẫu)
Thu Hiền (Nghệ sĩ, ca sĩ), Kim Hiền (Diễn viên)
Văn Hiệp (Nghệ sĩ), Hòa Hiệp (Diễn viên)
Lê Hiếu (Ca sĩ)
Thanh Hoa (Nghệ sĩ)
Bảo Hòa (Người mẫu, diễn viên), Thái Hòa (Diễn viên)
Sỹ Hoàng (Nhà thiết kế), Lê Hoàng (Đạo diễn)
Đức Huy (Nhạc sĩ), Khắc Huy (Đạo diễn), Ngọc Huy (Ca sĩ), Kiến Huy (Ca sĩ), Chấn Huy (Ca sĩ)
Phi Hùng (Ca sĩ)
Lan Hương (người mẫu), Thiên Hương (Ca sĩ), Quỳnh Hương (Ca sĩ), Đinh Hương (Ca sĩ), Mai Hương (Ca sĩ)
Xuân Hinh (Nghệ sĩ)
Khánh Hưng (Ca sĩ)
Bích Hữu (Ca sĩ)
Tên vần K
Tuấn Khanh (Nhạc sĩ), Lê Khanh (Nghệ sĩ), Kiều Khanh (Người mẫu)
Huy Khánh (Diễn viên), Ngân Khánh (Diễn viên), Vân Khánh (Diễn viên), Lê Khánh (Diễn viên)
Minh Khang (Nhạc sĩ)
Anh Khoa (Ca sĩ), Vĩnh Khoa (Ca sĩ)
Đăng Khôi (Ca sĩ)
Ngọc Khuê (Ca sĩ)
Trung Kiên (Nghệ sĩ)
Hồ Kiểng (Nghệ sĩ)
Anh Kiệt (Ca sĩ)
Bằng Kiều (Ca sĩ)
Thiên Kim (Ca sĩ), Thuyên Kim (Ca sĩ)
Nhã Kỳ (Diễn viên)
Tên vần L
Thanh Lam (Ca sĩ)
Thùy Lâm (Người mẫu)
Hương Lan (Ca sĩ), Tuyết Lan (Người mẫu), Xuân Lan (Người mẫu), Ý Lan (Ca sĩ)
Bằng Lăng (Người mẫu)
Pha Lê (Ca sĩ)
Mỹ Lệ (Ca sĩ)
Ngọc Lễ (Nhạc sĩ)
Phương Linh (Ca sĩ), Mỹ Linh (Ca sĩ), Uyên Linh (Ca sĩ), Khánh Linh (Ca sĩ), Hoài Linh (Nghệ sĩ), Thùy Linh (Ca sĩ), Quyền Linh (Nghệ sĩ), Quang Linh (Ca sĩ)
Kim Lân (Nhà văn)
Quang Linh (Ca sĩ)
Tự Long (Diễn viên), Thành Long (Diễn viên)
Bá Lộc (Ca sĩ), Hữu Lộc (Nghệ sĩ), Thành Lộc (Nghệ sĩ, diễn viên)
Hữu Luân (Nghệ sĩ), Sỹ Luân (Nhạc sĩ), Kiệt Luân (Diễn viên), Minh Luân (Diễn viên)
Cẩm Ly (Ca sĩ), Khánh Ly (Ca sĩ)
Công Lý (Diễn viên), Trọng Lý (Nhạc sĩ), Thiên Lý (Người mẫu)
Tên vần M
Xuân Mai (Ca sĩ), Thanh Mai (Diễn viên)
Duy Mạnh (Ca sĩ)
Hòa Mi (Ca sĩ), Khởi Mi (Ca sĩ), Giáng Mi (Ca sĩ), Trà Mi (Ca sĩ)
Thu Minh (Ca sĩ), Tấn Minh (Ca sĩ), Bình Minh (Diễn viên, người mẫu)
Diễm My (Diễn viên), Trà My (Người mẫu), Khởi My (Ca sĩ)
Tên vần N
Linh Nga (Nghệ sĩ), Thúy Nga (Nghệ sĩ)
Yến Ngọc (Người mẫu), Tuấn Ngọc (Ca sĩ), Thanh Ngọc (Ca sĩ), Lan Ngọc (Diễn viên)
Hữu Nghĩa (Nghệ sĩ), Đại Nghĩa (MC)
Ngọc Ngoan (Diễn viên)
Xuân Nghi (Ca sĩ)
Phong Nhã (Nhạc sĩ)
Trúc Nhân (Ca sĩ), Đại Nhân (Ca sĩ)
Đông Nhi (Ca sĩ)
Hồng Nhung (Ca sĩ), Phi Nhung (Ca sĩ), Cẩm Nhung (Ca sĩ), Y Nhung (Diễn viên)
Trọng Ninh (Ca sĩ)
Tên vần O-P-Q-S
Kiều Oanh (Diễn viên), Hoàng Oanh (Người mẫu), Vy Oanh (Ca sĩ)
Hoàng Phúc (Ca sĩ)
Hải Phong (Nhạc sĩ)
Hữu Phước (Nhạc sĩ)
Lan Phương (Ca sĩ, diễn viên), Thu Phương (Ca sĩ), Nhã Phương (Ca sĩ), Ái Phương (Ca sĩ), Bích Phương (Ca sĩ), Khánh Phương (Ca sĩ)
Cát Phượng (Diễn viên)
Anh Quân (Nhạc sĩ), Mạnh Quân (Nhạc sĩ), Minh Quân (Ca sĩ)
Tùng Quang (Ca sĩ, Lê Quang (Nhạc sĩ), Duy Quang (Ca sĩ), Bằng Quang (Nhạc sĩ, ca sĩ)
Hồng Quế (Diễn viên)
Bảo Quốc (Nghệ sĩ), Kinh Quốc (Diễn viên)
Bảo Quyên (Người mẫu ), Lệ Quyên (Ca sĩ), Ngọc Quyên (Người mẫu)
Như Quỳnh (Ca sĩ), Tú Quỳnh (Ca sĩ)
Phước Sang (Diễn viên, đạo diễn)
Ngọc Sương (Ca sĩ)
Ngọc Sơn (Ca sĩ), Bảo Sơn (Diễn viên), Thái Sơn (Ca sĩ), Công Sơn (Nhạc sĩ)
Tên vần T
Mỹ Tâm (Ca sĩ)
Chí Tài (Nghệ sĩ)
Phương Thanh (Ca sĩ)
Trấn Thành (MC), Nam Thành (Người mẫu)
Ngọc Thạch (Người mẫu)
Thanh Thảo (Ca sĩ), Phương Thảo (Ca sĩ)
Toàn Thắng (Nhạc sĩ), Cao Thắng (Ca sĩ)
Quốc Thiên (Ca sĩ)
Chí Thiện (Ca sĩ)
Bảo Thy (Ca sĩ), Khánh Thy (Nghệ sĩ)
Phước Thịnh (Ca sĩ)
Hiền Thục (Ca sĩ)
Thanh Thức (Người mẫu)
Minh Thuận (Diễn viên), Hồng Thuận (Nhạc sĩ)
Phương Thúy (Người mẫu), Lê Thúy (Người mẫu), Thanh Thúy (Diễn viên)
Vĩnh Thụy (Người mẫu)
Hoàng Thùy (Người mẫu)
Thủy Tiên (Ca sĩ)
Minh Tiệp (Diễn viên)
Thái Tú (Ca sĩ)
Đinh Tùng (Ca sĩ)
Ngọc Tình (Người mẫu)
Ngọc Trai (Diễn viên)
Hương Tràm (Ca sĩ)
Đoan Trang (Ca sĩ), Thúy Trang (Ca sĩ), Vân Trang (Diễn viên), Yến Trang (Ca sĩ), Thùy Trang (Người mẫu), Huyền Trang (Người mẫu)
Công Trí (Nhà thiết kế)
Ngọc Trinh (Người mẫu), Phương Trinh (Diễn viên), Việt Trinh (Diễn viên)
Quốc Trung (Nhạc sĩ)
Thanh Trúc (Người mẫu)
Lam Trường (Ca sĩ), Đan Trường (Ca sĩ), Phi Trường (Ca sĩ)
Huy Tuấn (Nhạc sĩ), Đức Tuấn (Ca sĩ), Anh Tuấn (Ca sĩ), Mạnh Tuấn (Nghệ sĩ)
Ánh Tuyết (Ca sĩ), Bạch Tuyết (Nghệ sĩ), Minh Tuyết (Ca sĩ)


Tên vần U-Y-V
Phương Uyên (Ca sĩ), Mỹ Uyên (Người mẫu)
Mỹ Vân (Người mẫu), Hồng Vân (Nghệ sĩ), Thanh Vân (Diễn viên)
Vĩ Văn (Người mẫu)
Công Vinh (Cầu thủ bóng đá), Phúc Vinh (Diễn viên), Thúy Vinh (Vận động viên), Thế Vinh (Ca sĩ), Quang Vinh (Ca sĩ)
Khắc Việt (Nhạc sĩ, ca sĩ)
Phương Vy (Ca sĩ), Hạ Vy (Người mẫu)
Anh Vũ (Nghệ sĩ), Hoàng Vũ (Ca sĩ), Triệu Vũ (Ca sĩ), Nguyên Vũ (Ca sĩ)
Bảo Yến (Ca sĩ), Hoàng Yến (Người mẫu), Hải Yến (Diễn viên)

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

 Xem ngay Đại Minh là cái sáng rộng lớn lúc Trời Đất khai thông, Thái Dương chiếu đến. Vậy nên trăm việc dùng ngày Đại Minh tất được sự tốt lành dẫn đến.


Theo xem tuoi, mỗi tháng âm lịch hàng năm, sẽ có những ngày Đại Minh Nhật khác nhau, sẽ tốt hơn nếu chọn đúng ngày Đại Minh cho công việc tương ứng, từ đó người dùng sẽ có được việc chọn này tốt nhất cho công việc của mình.
 Âm lịch: tháng Quý Mùi - năm Ất Mùi, Dương lịch: Tháng 8 - năm 2015
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt Đại Minh Cát Nhật
Nếu xem ngày gặp được các ngày trên đều là ngày tốt
Nãi thiên địa chi khai thông
Thái Dương sở chiếu chi thời
Bách sự dụng chi đại cát
Dịch nghĩa
Trời đất khai thông
Mặt trời chiếu vào ngày giờ đó


Trăm việc dụng đều tốt

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Cùng xem ngay khai trương - xuất nhập tháng 8 năm 2015.
                             Âm lịch: tháng Quý Mùi - năm Ất Mùi, Dương lịch: Tháng 8 - năm 2015
xem-ngay-tot-xau


(Chú ý tìm hiểu tuổi người khai trương hay xuất nhập xem tương sinh tương khắc)

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

dat ten cho con nam 2015 tuổi Tỵ, một cái tên hay đầu đời không chỉ là sự gửi gắm yêu thương mà còn là sự kỳ vọng lớn lao của bố mẹ cho đứa con yêu dấu..
dat-ten-cho-con
Đặt tên cho con tuổi Tỵ hay và tránh tên kiêng kỵ
Cùng chu dai bi, chọn tên hay tên đem lại may mắn và tránh những tên kiêng kỵ cho bé tuổi Tỵ nhé!
Tên kiêng kỵ:
Theo can chi thì Tỵ và Hợi là đối xung, Tỵ và Dần là tương khắc nên cần kỵ những chữ có liên quan tới những chữ Hợi và Dần trong tên gọi của người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Duyên, Xứ, Hiệu, Lương, Sơn, Cương…
Rắn thường sống ở các hang động âm u và hoạt động về đêm nên rất sợ ánh sáng mặt trời. Do vậy, cần tránh những chữ thuộc bộ Nhật khi đặt tên cho người tuổi Tỵ. Những tên cần tránh gồm: Tinh, Đán, Tảo, Minh, Tình, Huy, Trí, Thời, Hiểu, Thần, Diệu, Yến, Tấn, Nhật… Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm xem tuoi sinh con để sinh con được mạnh khỏe và hợp tuổi với bố mẹ.
Theo thành ngữ “Đánh rắn động cỏ”, nếu dùng những chữ thuộc bộ Thảo để đặt tên cho người tuổi Tỵ thì vận mệnh của người đó không suôn sẻ. Vì vậy, bạn cần tránh những tên như: Ngải, Chi, Giới, Hoa, Linh, Phương, Anh, Nha, Thảo, Liên, Diệp, Mậu, Bình, Hà, Cúc, Hóa, Dung, Lệ, Vi, Huân…
Theo địa chi thì Tỵ thuộc Hỏa, Tý thuộc Thủy, Thủy – Hỏa tương khắc. Vì thế, tên của người tuổi Tỵ cần tránh những chữ thuộc bộ Thủy như: Thủy, Cầu, Trị, Giang, Quyết, Pháp, Tuyền, Thái, Tường, Châu, Hải, Hạo, Thanh, Hiếu, Tôn, Quý, Mạnh, Tồn…
Rắn bị xem là biểu tượng của sự tà ác và thường bị đuổi đánh nên rắn không thích gặp người. Do đó, bạn không nên dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Lệnh, Đại, Nhậm, Trọng, Thân, Hậu, Tự, Tín, Nghi, Luận, Truyền…để đặt tên cho người tuổi Tỵ.
Ngoài ra, bạn cần biết rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc như Mễ, Đậu, Hòa. Vì vậy, bạn nên tránh những tên thuộc các bộ này, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương…
Tên đem lại may mắn:
Người tuổi Tỵ là người cầm tinh con rắn, sinh vào các năm 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013, 2025…
Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội…) và nghĩa của chữ trong các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Tỵ.
Rắn thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Vì vậy, có thể dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên cho người tuổi Tỵ.
Những chữ đó gồm: Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, An, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Lâm, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Phong, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…
Rắn được tô điểm thì có thể chuyển hóa và được thăng cách thành rồng. Nếu tên của người tuổi Tỵ có chứa những chữ thuộc bộ Sam, Thị, Y, Thái, Cân – chỉ sự tô điểm – thì vận thế của người đó sẽ thăng tiến một cách thuận lợi và cao hơn.
Bạn có thể chọn các tên như: Hình, Ngạn, Thái, Chương, Ảnh, Ước, Tố, Luân, Duyên, Thống, Biểu, Sơ, Sam, Thường, Thị, Phúc, Lộc, Trinh, Kì, Thái, Thích, Chúc, Duy…
Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp. Vì vậy, những tên chứa các chữ Dậu, Sửu rất hợp cho người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Ngọ, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan…
Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội. Nếu tên của người tuổi Tỵ có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa…
Rắn là loài động vật thích ăn thịt. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục – có liên quan đến thịt – để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Các tên đó gồm: Tất, Chí, Cung, Hằng, Tình, Hoài, Tuệ, Dục, Hồ, Cao, Hào, Duyệt, Ân, Tính, Niệm…
Rắn còn được gọi là “tiểu long” (rồng nhỏ). Do vậy, những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Tỵ. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…
Để đặt tên cho con tuổi Tỵ, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.
Tam Hợp
Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Tỵ nằm trong Tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.
Bản Mệnh
Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản mệnh.
Tứ Trụ


Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

dat ten cho con nam 2015, tuổi Mão thường có ưu thế về Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa nên có tài vận sáng sủa, dễ thành đạt hưng thịnh, không những vậy những người tuổi Mão còn có sự nhiệt tình, khẳng khải và khả năng giao thiệp rộng rãi để mang tới thành quả. Tuy nhiên tuổi Mão cũng có chứa đựng tính mạo hiểm và phiêu lưu, không ít những rủi ro ẩn chứa.
dat-ten-cho-con
Cách đặt tên cho con sinh năm Mão theo phong thủy
 
Theo kinh phật, đặt tên con tuổi Mão có thể dựa vào nhiều yếu tố đặc trưng của tuổi này cũng như những đúc kết để giúp cho tuổi và tên gắn bó với nhau, tạo những thuận lợi lâu dài.
Để chọn được một tên gọi hay và có tác động tốt cho thời vận của người tuổi Mão, bạn nên chú ý những điều sau:
Vì Hợi, Mão, Mùi là tam hợp nên bạn có thể dùng những chữ đó khi đặt tên cho người tuổi Mão. Những tên có các chữ đó gồm: Hào, Gia, Nghị, Chu, Dự, Thiện, Nghĩa, Tường, Nghi…
Do Mão thuộc hành Mộc nên tên của người tuổi Mão có chứa bộ Mộc sẽ rất tốt cho tài vận của họ. Bạn có thể chọn những tên như: Mộc, Sâm, Tài, Đồng, Mai, Tùng, Thực, Diệp, Hóa, Thụ…
Vẻ ngoài của mèo là yếu tố được chú ý đầu tiên, nó luôn tìm cách làm sạch bộ lông của mình. Vì vậy, những tên giúp thể hiện vẻ đẹp đó như: Nhan, Chương, Tố, Duy, Tú, Tráng, Phúc, Lễ… cũng rất phù hợp với người tuổi Mão.
Theo xem tuổi vợ chồng, trong văn hóa Hồng Kông, năm con mèo được thể hiện bằng hình ảnh biểu trưng là con thỏ. Thỏ là loài động vật thích ăn cỏ, vì vậy những tên gọi có chứa bộ Thảo như: Phương, Đài, Danh, Như, Bình, Thanh, Cúc, Dung, Diệp… rất phù hợp với người cầm tinh con giáp này.
Ngoài ra, thỏ còn rất thích ăn những loại ngũ cốc. Do đó, những chữ có chứa các bộ là tên gọi của ngũ cốc (Hòa, Đậu, Mễ, Kiều, Tắc, Đạo, Thục) như: Hòa, Khoa, Trình, Đạo, Hoạch, Kiều, Phong, Kiên, Phấn, Lương… cũng thường được sử dụng.
Phân tích những tên nên đặt cho con tuổi Mão
– Những chữ có bộ Nguyệt (mặt trăng) nên dùng đặt tên cho người tuổi Mão. Theo quan niệm dân gian, tên người tuổi Mão có bộ Nguyệt sẽ thanh tú, đa tài, ôn hòa, liêm chính, an phú, tôn vinh.
– Những chữ có bộ Khẩu (miệng), Vi, Miên, Nhập (vào) thì cũng nên đặt vì sẽ là người coi trọng tín nghĩa, đạt được nhiều điều tốt đẹp.
– Những chữ có bộ Thảo nên dùng đặt cho con tuổi Mão
– Những chữ có bộ Hòa (cây lương thực), Mễ (gạo), Đậu (đỗ), Mạch (lúa mì), Lương, Tắc, Đạo, Thúc là những chữ chỉ các loại cây lương thực rất hợp với tuổi Mão, đem lại phú quý, no đủ.
– Những chữ có bộ Hợi, Vị, Dương (dê) rất hợp với tuổi Mão bởi Hợi Mão Mùi tam hợp.
– Những chữ thuộc bộ Hô, Dần hoặc liên quan tới Hổ đều hợp với tuổi Mão bởi Mão – Dần là anh em.
– Những tên thuộc bộ Sam, Mịch, Y, Thái, Cân chỉ sự diêm dúa, đẹp đẽ đều tốt cho tuổi Mão bởi mèo quý ở màu lông và sự đẹp đẽ.
– Những chữ thuộc bộ Mộc cũng rất hợp tuổi Mèo bởi Mão thuộc Mộc (cùng với tuổi Dần).
Phân tích những tên không nên đặt cho con tuổi Mão
– Không nên dùng chữ Vũ và chữ An để đặt tên cho con tuổi Mão. Chữ Vũ có chữ Vu (ta, tôi) đứng dưới có ý bị oan. Chữ An có chữ Nữ ở dưới cũng tương tự.
– Không nên dùng bộ Tâm để đặt tên cho con tuổi Mão vì bộ Tâm kỵ con mèo.
– Không nên dùng chữ có bộ Thìn, Long, Bối đặt cho tuổi Mão bởi cặp Tương Hại là Mão hại Thìn
– Không nên dùng các chữ có bộ Dậu, Kỷ, Kim, Vũ… liên quan tới tuổi Dậu để đặt tên cho tuổi Mão vì Mão Dậu là Lục Xung
– Không dùng chữ có bộ Nhật (ánh sáng) để đặt vì Mèo không hợp ánh sáng
– Không dùng chữ có bộ Nhân cho con tuổi Mão
– Không dùng những chữ mang nghĩa to lớn, vĩ đại, đứng đầu để đặt cho tuổi Mão vì gây bất lợi cho tuổi này.
– Không dùng các chữ có bộ Sơn, Lâm vì rừng núi không phải là nơi của mèo.
Tuổi Mão
Để đặt tên cho con tuổi Mão, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, Tử Vi (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.
Tam Hợp
Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Mão nằm trong Tam hợp Hợi – Mão – Mùi nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.
Bản Mệnh
Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Thông thường trên lá số tử vi thì Mão thuộc Mộc, vì vậy các cái tên phù hợp với Thủy, Mộc, Hỏa đều tốt.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Theo xem tuoi vo chong, khi xây dựng, cưới gả, cần tránh 3 tuổi Kim Lâu, Hoang Ốc, và Tam tai. Vậy thực chất Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai là gì? Và cách tính ra sao thì không phải ai cũng biết
xem-tuoi-vo-chong
Cách tính và hóa giải - Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai
 
Từ xa xưa, mỗi khi làm bất cứ một việc lớn nào, hầu hết người dân Việt Nam đều xem ngay tot xau, chọn tuổi với ý nghĩa để công việc được thuận buồm xuôi gió. Chuyện dựng vợ gả chồng vốn là chuyện quan trọng của cả đời người nên cũng được cất nhắc rất kĩ lưỡng. Vậy cách tính thế nào?
1. Cách tính Kim Lâu:
Theo các cụ, "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” và " 1, 3, 6, 8 Kim lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng!". Điều này cũng đã trở thành lệ, ăn sâu vào đời sống tinh thần của mỗi người. Bởi vậy theo kinh phat, hễ tính chuyện trăm năm, để tình yêu được bền vững, người ta lấy tuổi của người con gái để chọn năm cưới. Tuổi đẹp có thể cưới được là những tuổi không chạm tới tuổi Kim lâu. Cũng theo các cụ truyền lại, tính tuổi cưới phải tính tuổi mụ và tuổi Kim lâu là 1,3,6,8. Cách tính Kim lâu bấm ngày được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Cách tính tuổi Kim lâu được viết trong cuốn sách "Thông thư” của Trung Hoa cổ. Theo như sách viết, khi dựng vợ, gả chồng, cần tránh 3 tuổi Kim Lâu, Hoang Ốc, và Tam tai.
Cách tính tuổi Kim Lâu như sau: lấy tuổi mụ của người trụ cột trong gia đình chia hết cho 9:
+ Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (Gây tai hoạ cho bản thân người chủ);
+ Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (Gây tai hoạ cho vợ của người chủ);
+ Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (Gây tai hoạ cho con của người chủ);
+ Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (Gây tai hoạ cho con vật nuôi trong nhà); Riêng cái này có phạm cũng không sao nếu bạn không phải người kinh doanh chăn nuôi hoặc quá yêu quý động vật .
+ Nếu chia hết hoặc có số dư khác các số nêu trên là chọn được tuổi làm nhà không phạm Kim lâu.
Tóm lại, Các tuổi Kim Lâu cần tránh: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
2. Cách tính Hoang ốc:
Theo các tài liệu về Trạch cát dân gian, vòng tính tuổi Hoang Ốc chia ra làm 6 cung: nhất Cát (Kiết), nhì Nghi, tam Địa Sát, tứ Tấn Tài, ngũ Thọ Tử, lục Hoang Ốc. Cách tính là khởi tuổi bắt đầu 10 tại nhất Cát, 20 tại nhì Nghi, 30 tại tam Đại Sát, 40 tại tứ Tấn Tài, 50 tại ngũ Thọ Tử, 60 tại lục Hoang Ốc, 70 lại bắt đầu từ nhất Cát…
Ý nghĩa của lục cung Hoang Ốc:
1. Nhất Cát (hay Kiết cũng vậy): Làm nhà tuổi này sẽ có chốn an cư tốt, mọi việc hanh thông, thuận lợi (Nhất kiết an cư, thông vạn sự).
2. Nhì Nghi: Làm nhà tuổi này sẽ có lợi, nhà cửa hưng vượng, giàu có (Nhì nghi tấn thất địa sinh tài).
3. Tam Địa Sát: Tuổi này làm nhà là phạm, gia chủ sẽ mắc bệnh tật (Tam sát nhơn do giai đắc mệnh).
4. Tứ Tấn Tài: Làm nhà tuổi này thì phúc lộc sẽ tới (Tứ tấn tài chi phước lộc lai).
5. Ngũ Thọ Tử: Tuổi này làm nhà là phạm, trong nhà chia rẽ, lâm vào cảnh tử biệt sinh ly (Ngũ tử ly thân phòng tử biệt).
6. Lục Hoang Ốc: Tuổi này làm nhà cũng bị phạm, khó mà thành đạt được (Lục ốc tạo gia bất khả thành).
Nhìn vào đây có thể thấy, tuổi gia chủ ở vào các cung: nhất Cát, nhì Nghi, tứ Tấn Tài mà làm nhà thì thuận tốt. Còn nếu ở vào các cung: tam Địa Sát, ngũ Thọ Tử, lục Hoang Ốc thì bị phạm, phải kiêng tránh.
Giả sử xem tuổi 35 làm nhà có được không? Ta lấy 30 khởi từ tam Địa Sát, theo chiều kim đồng hồ thì 31 là tứ Tấn Tài, 32 ngũ Thọ Tử, 33 lục Hoang Ốc, 34 nhất Cát, tới tuổi 35 thuộc cung nhì Nghi. Vậy là tuổi đó không phạm Hoang Ốc. Ta cũng có thể dùng phép bấm đốt tay để tính tuổi Hoang Ốc.
Các tuổi Hoang Ốc cần tránh: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42 , 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
*) Trường hợp đặc biệt, nếu người chồng của gia đình đó đã mất thì lấy tuổi của con trai để tính việc xây nhà. Nếu gia đình đó không có con trai thì lấy tuổi của người đàn bà tính Hoang ốc và Kim lâu cũng như trên để xây nhà.
3. PHẠM TAM TAI: là phạm 3 năm hạn xấu liên tiếp. Cách tính như sau:
- Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất: bị hạn liên tiếp trong 3 năm Thân - Dậu - Tuất.
- Người tuổi Thân, Tý, Thìn: gặp các năm Dần - Mão - Thìn.
- Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: gặp các năm Hợi - Tý - Sửu.
- Người tuổi Hợi, Mão, Mùi: gặp các năm Tỵ - Ngọ - Mùi.
Những năm bị tam tai thì không được làm nhà, nhưng cũng có lập luận cho rằng rằng những năm tam tai vẫn có thể làm nhà được để “của đi thay người”. Đây cũng là một kiểu lập luận mang tính hóa giải tương đối trong Phong Thủy, vì thực ra người hiện nay không còn làm nhà theo kiểu dân gian ngày xưa, chủ nhà cũng tham gia cùng với thợ thuyền, nên yếu tố kiêng kỵ này không quá khắt khe nữa.
4. Cách hóa giải vận hạn
Các chuyên gia cho biết, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian nếu gặp những năm "tứ kim lâu", "lục hoàng ốc" hoặc "tam tai" thì không nhất thiết không xây dựng hoặc cưới gả. Theo cách "có đóng, có mở" rất linh hoạt và giải toả tâm lý cho gia chủ có thể hoá giải như sau:
Nếu gặp năm Tứ kim lâu hoặc Tam tai thì gia chủ có thể "mượn tuổi" nghĩa là nhờ một người khác (thường là người thân) có tuổi không phạm phải Tứ kim lâu và Tam tai đứng ra thay để thực hiện công việc (cúng bái, động thổ, trông coi việc xây cất...). Nếu gặp năm Hoàng ốc thì sau khi xây cất xong, gia chủ trước khi đến ở (nhập) cho người khác (thường là người thân, không chạm Hoàng ốc) đến ở một thời gian, sau đó mới dọn đến ở chính thức. Việc cưới xin nếu gặp Kim lâu thì "xin dâu hai lần" để hoá giải việc "đứt gánh giữa đường".

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Theo xem tuoi vo chong, Lễ ăn hỏi còn được gọi là "lễ đính hôn" là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt..
xem-tuoi-vo-chong
Nghi thức lễ ăn hỏi của người Việt thế nào?
 
Theo phong thuy, đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm xem ngay tot xau chọn ngày tốt tránh ngày xấu cưới vợ gả chồng.
Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bê tráp. Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ vật: Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm, bánh phu thê tượng trưng cho Dương – bánh cốm tượng trưng cho Âm. Hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm - bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; Tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn tượng trưng cho có đôi có lứa, nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp - Số lẻ tượng trưng cho sự phát triển.
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: Nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: Xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới.
Rước lễ vật: Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: Ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên.
Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.
Nhà gái: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân. (Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại).
Cô dâu: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Biếu trầu: Đại diện nhà gái chuẩn bị đón tiếp nhà trai trong lễ ăn hỏi, các cô gái nhận tráp lễ vật mặc áo dài màu đỏ.
Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.
Trang phục: Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: Xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.
Chia lễ: Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thiết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy, ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.
Các cụ xưa vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Nhưng vẫn có những trường hợp nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con không muốn con phải về nhà chồng quá sớm.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Xem ngày tốt xấu thứ 2 ngày 3/8/2015. Ngày khởi công tạo tác trăm việc đều tốt, tốt nhất là xây cất nhà, che mái dựng hiên, trổ cửa dựng cửa, cưới gả, chôn cất, làm ruộng, nuôi tằm, cắt áo, làm thuỷ lợi.
 
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày thứ 2 ngày 3/8/2015
Xem ngày tốt xấu theo Trực
Định (tốt)
 
Tuổi xung khắc
Xung ngày: Ất Tị, Kỷ Tị, Ất Hợi
Xung tháng: Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi, Đinh Tị
 
Hướng xuất hành
Hỷ thần: Hướng Tây Nam
Tài thần: Hướng Tây Nam
Hắc thần: Hướng Đông Bắc
 
Sao tốt
Nguyệt Tài: Theo phong thuy, tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương, mở kho, nhập kho; xuất hành, di chuyển; giao dịch, mua bán, ký kết
Nguyệt Ân: Tốt mọi việc
Âm Đức: Tốt mọi việc
Mãn đức tinh: Tốt mọi việc
Tam Hợp: Tốt mọi việc
Minh đường: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc
Thiên Ân: Tốt mọi việc
Trực Tinh: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)
 
Sao xấu
Đại Hao (Tử Khí, Quan Phú): Xấu mọi việc
Nhân Cách: Xấu đối với giá thú (xem tuổi vợ chồng), khởi tạo
Lôi công: Xấu với xây dựng nhà cửa
 
Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú
Sao: Trương
Ngũ hành: Thái âm
Động vật: Lộc (con nai)TRƯƠNG NGUYỆT LỘC: Vạn Tu: tốt
 
(Kiết Tú) Tướng tinh con nai, chủ trị ngày thứ 2.
 
- Nên làm: Khởi công tạo tác trăm việc đều tốt, tốt nhất là xây cất nhà, che mái dựng hiên, trổ cửa dựng cửa, cưới gả, chôn cất, làm ruộng, nuôi tằm, cắt áo, làm thuỷ lợi.
 
- Kiêng cữ: Sửa hoặc làm thuyền chèo, đẩy thuyền mới xuống nước
 
- Ngoại lệ: Sao Trương gặp ngày Hợi, Mão, Mùi đều tốt. Gặp ngày Mùi đăng viên rất tốt nhưng phạm Phục Đoạn rất kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công lò nhuộm lò gốm. Nhưng nên xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
 
Trương tinh nhật hảo tạo long hiên,
Niên niên tiện kiến tiến trang điền,
Mai táng bất cửu thăng quan chức,
Đại đại vi quan cận Đế tiền,
Khai môn phóng thủy chiêu tài bạch,
Hôn nhân hòa hợp, phúc miên miên.
Điền tàm đại lợi, thương khố mãn,
Bách ban lợi ý, tự an nhiên.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Xem ngay tot xau để động thổ làm nhà tháng 8 năm 2015, dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu : “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.
xem-ngay-tot-xau
Xem ngày tốt để động thổ làm nhà trong tháng 8 năm 2015
Âm lịch: tháng Quý Mùi – năm Ất Mùi
Ngày thứDương lịchÂm lịchNgàyXung khắc nhất Ghi chú
CN2/8/201518/6/2015Canh Tuất [庚戌]Bính Thìn [丙辰]Ngày tốt
311/8/201527/6/2015Kỷ Mùi [己未]Ất Sửu [乙丑]Ngày tốt
419/8/20156/7/2015Đinh Mão [丁卯]Quý Dậu [癸酉]Ngày tốt
628/8/201515/7/2015Bính Tí [丙子]Nhâm Ngọ [壬午]Ngày tốt
Theo phong thuy, ngày có sao Sát cống tốt nhất cho làm nhà (chú ý tìm hiểu tuổi gia chủ xem tương sinh tương khắc)
Dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu : “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.
Làm nhà thường tránh gặp những năm: Kim Lâu , Tam Tai , Hoang Ốc
Kim Lâu
  • Nam: Theo xem tuoi vo chong, lấy số tuổi (tính theo tuổi các cụ [tuổi mụ]) chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim Lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà)
    • Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (Gây tai hoạ cho bản thân người chủ)
    • Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (Gây tai hoạ cho vợ của người chủ)
    • Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (Gây tai hoạ cho con của người chủ)
    • Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (Gây tai hoạ cho con vật nuôi trong nhà); Riêng cái này có phạm cũng không sao nếu bạn không phải người kinh doanh chăn nuôi hoặc quá yêu quý động vật
  • Nữ: Lấy số tuổi (tính theo tuổi các cụ [tuổi mụ]) chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 là phạm Kim Lâu (tính để xem tuổi lấy chồng)
  • Tóm lại – Các tuổi Kim Lâu cần tránh: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Tam Tai
  • Người chủ nhà tuổi Thân – Tí – Thìn gặp hạn Tam tai vào năm Dần – Mão – Thìn
  • Người chủ nhà tuổi Dần – Ngọ – Tuất gặp hạn Tam tai vào năm Thân – Dậu – Tuất
  • Người chủ nhà tuổi Tỵ – Dậu – Sửu gặp hạn Tam tai vào năm Hợi – Tí – Sửu
  • Người chủ nhà tuổi Hợi – Mão – Mùi gặp hạn Tam tai vào năm Tỵ – Ngọ – Mùi
Hoang Ốc
  • Các tuổi Hoàng Ốc cần tránh: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42 , 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
  • Tuy nhiên nhiều người cho rằng hạn Hoang Ốc mức độ tác động không lớn nên vẫn có thể tiến hành xây cất, sửa chữa



iNET | Lich Van Su

Xem Boi

Popular Posts

Liên kết